Dù ở nam gay nữ, bệnh giang mai cũng trải qua 3 giai đoạn chính. Ở giữa giai đoạn 2 và 3 sẽ có một giai đoạn tiềm ẩn không có triệu chứng gì khiến người bệnh cũng lầm tưởng là bệnh đã khỏi.
Giai đoạn 1:Giai đoạn này xuất hiện các săng giang mai. Sau 3-6 tuần ủ bệnh, nam nữ sẽ thấy những triệu chứng có nốt ban đỏ hình oval hoặc tròn, có bán kính 1-2 cm loét trợt trên da. Dần dần, các vết này cứng dần, lõm ở giữa, viền cứng, không thấy đau ngứa, có màu hồng hoặc đỏ. Vết này gọi là săng giang mai. Chúng thường mọc ở cơ quan sinh dục, môi, lưỡi, tay chân,...
Săng giang mai chỉ xuất hiện một vài tuần sau đó sẽ tự lặn đi. Tuy nhiên không phải bệnh đã khỏi mà đang bước vào giai đoạn tiềm ẩn, xoắn khuẩn ăn dần vào máu và chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Giai đoạn 2:Sau một thời gian không có dấu hiệu gì, các nốt ban màu hồng xuất hiện trở lại. Khi này các nốt ban không chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục mà xuất hiện toàn thân. Khi dùng tay ấn vào các nốt sẽ biến mất và trở lại khi thả tay. Các nốt ban này rất dễ lở loét, bên trong có chứa xoắn khuẩn nên rất dễ lây nhiễm cho người khác. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ngấy sốt hoặc nổi hạch.
Sau giai đoạn này là giai đoạn tiềm ẩn. Người bệnh cũng không có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh. Do đó thường chủ quan vì nghĩ bệnh đã khỏi. Nhưng thực ra xoắn khuẩn vẫn đang âm thầm hủy hoại bên trong cơ thể.
Giai đoạn 3:Giai đoạn này xuất hiện các gôm giang mai. Gôm giang mai chính là các tổ kén của xoắn khuẩn. Các gôm giang mai giống như một thành trì bảo vệ cho xoắn khuẩn, các ion thuốc cũng khó có thể xâm nhập. Các gôm giang mai này mọc ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể từ các dây thần kinh đến các mạch máu,... gây tắc nghẽn, phình động mạch, ảnh hưởng đến thần kinh, tim mạch, u màng não,...
CÁC CÁCH PHÁT HIỆN BỆNH GIANG MAI
Ngoài việc nhận biết bệnh giang mai thông qua các dấu hiệu trên, người bệnh cần gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám chi tiết. Có một số cách để phát hiện bệnh giang mai
Soi kính hiển vi: Ở giai đoạn đầu, xoắn khuẩn giang mai chưa đi vào máu nên nếu xét nghiệm máu cũng không thể phát hiện ra xoắn khuẩn. Do đó, các bác sĩ sẽ lấy mẫu ở các vết loét trên da, niêm mạc, cơ quan sinh dục,... để soi kính hiển vi nhằm phát hiện xoắn khuẩn.
Xét nghiệm máu: Ở giai đoạn 2 và giai đoạn tiềm ẩn, xoắn khuẩn giang mai đã đi sâu vào trong máu. Do đó xét nghiệm máu ở giai đoạn này sẽ dễ dàng phát hiện bệnh giang mai.
Xét nghiệm dịch não tủy: Ở giai đoạn cuối, các xoắn khuẩn giang mai đã ẩn vào các tế bào, không bài tiết vào huyết thanh và tồn tại trong các củ giang mai. Do đó, xét nghiệm máu cũng rất khó để phát hiện. Khi này, bác sĩ sẽ phải lấy dịch não tủy để xét nghiệm vì xoắn khuẩn đã xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương.
Chọc nước ối: Đối với phụ nữ mang thai, phương pháp chọc nước ối và soi trên kính hiển vi nhằm kiểm tra xem bệnh đã lây nhiễm cho thai nhi hay chưa từ đó có phương pháp hỗ trợ.
ĐỊA CHỈ PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH GIANG MAI TẠI HÀ NỘI
Nếu nam nữ cảm thấy bản thân đang có dấu hiệu bệnh giang mai, hãy nhanh chóng tới địa chỉ y tế chuyên khoa để được làm xét nghiệm kịp thời. Tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, người bệnh có thể tới địa chỉ 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để được các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà tư vấn và kiểm tra. Người bệnh không nên thấy các dấu hiệu đã lặn lại nghĩ là mình đã khỏi nên không đi khám. Bệnh giang mai không thể tự khỏi mà chỉ ẩn đi để phát triển lên giai đoạn nặng hơn.
Để việc khám và điều trị được thuận tiện, người bệnh nên nắm rõ quy trình tại phòng khám Thái Hà.
Bước 1: Người bệnh nên chat trực tiếp hoặc gọi đến số điện thoại tư vấn để đặt lịch trước. Như vậy sẽ không phải chờ đợi khi tới khám.
Bước 2: Người bệnh đến khám theo lịch hẹn. Bạn sẽ được hướng dẫn thủ tục chi tiết tại phòng khám nên không cần phải lo lắng.
Bước 3: Bạn sẽ được bác sĩ khám lâm sàng, kiểm tra dấu hiệu ngoài cơ thể, bộ phận sinh dục. Bạn nên nói rõ những triệu chứng đã gặp của bản thân để bác sĩ tiện chẩn đoán.
Bước 4: Hãy thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ bởi các xét nghiệm có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện ra xoắn khuẩn. Đừng lo nếu bạn phải thực hiện đến 2 hoặc 3 xét nghiệm bởi tùy giai đoạn mà có những xét nghiệm cũng không thể chính xác.
Bước 5: Bác sĩ kết luận bệnh và đưa ra phác đồ điều trị cũng như dự báo chi phí cần thiết. Nếu điều trị, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ để đạt hiệu quả cao.