Trĩ nội và trĩ ngoại là hai loại bệnh có tỷ lệ mắc phải nhiều nhất trong số các bệnh ở hậu môn, trực tràng. Tuy không quá nguy hiểm nhưng lại tác động rất nhiều đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Những người bị trĩ có các triệu chứng điển hình như chảy máu tươi, đau đớn hậu môn, khó đi đại tiện, rát, nhói ở hậu môn, sa búi trĩ.. khiến mỗi lần đi đại tiện với họ là một cực hình, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Thời gian gần đây Phòng khám đa khoa Thái Hà liên tục nhận được các thắc mắc từ khắp nơi gửi về với nội dung là họ đã chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại bằng nhiều cách nhưng bệnh chỉ khỏi được một thời gian rồi lại có dấu hiệu tái phát gây tốn kém, khó chịu cho người bệnh.
Vậy làm thế nào để điều trị bệnh trĩ khỏi triệt để, bài viết sau chúng ta sẽ tìm hiểu về Cách chữa trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả nhất.
Cách chữa trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả nhất
Chữa trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày:
Thói quen sinh hoạt không khoa học vừa là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, vừa là tác nhân khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Vì vậy muốn chữa khỏi được bệnh trĩ người bệnh phải bắt đầu từ việc thay đổi thói quen xấu của mình như:
- Bổ sung chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày. Chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây tươi, khoai lang.. có tác dụng nhuận tràng, giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp lưu thông máu và hạn chế táo bón.
- Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định, khi đi đại tiện không mang theo các thiết bị điện thoại, báo chí vì dễ bị mất tập trung. Không rặn mạnh, rặn lâu quá 20 giây.
- Nếu bị táo bón quá, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng theo hướng dẫn của bác sỹ.
- Không ngồi xổm, hạn chế ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, hãy thay đổi tư thế để giảm áp lực cho hậu môn, trực tràng.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm hậu môn và lan đến các cơ quan khác.
- Một số môn thể thao hỗ trợ rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ như đi bộ, bơi lội.
Điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại bằng các bài thuốc dân gian
Rau dấp cá được biết là vị thuốc khắc tinh của bệnh trĩ. Người bệnh có thể thực hiện một hoặc kết hợp những cách làm sau để tự chữa bệnh trĩ tại nhà:
- Ăn sống rau dấp cá như một món ăn mỗi ngày. hoặc cũng có thể ép rau dấp cá để lấy nước uống.
- Giã rau dấp cá, lấy bã đắp vào hậu môn, dùng gạc y tế để cố định, để qua đêm và vệ sinh lại hậu môn vào ngày hôm sau.
- Xông nước rau dấp cá, rửa hậu môn với nước rau dấp cá.
Ngoài rau dấp cá, lá thiên lý, lá khổ qua.. cũng là những vị thuốc được dùng để chữa bệnh trĩ. Tuy nhiên việc áp dụng các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng với những trường hợp bệnh trĩ nhẹ, những trường hợp bị nặng hơn chỉ có tác dụng cải thiện một phần nào đó.
Cách chữa trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại theo tây y:
Y học hiện đại có rất nhiều cách để chữa bệnh trĩ, tùy vào tình trạng bệnh mà sẽ có phương án phù hợp nhất:
Điều trị nội khoa: Thuốc để chữa bệnh trĩ có nhiều loại như thuốc uống, gel bôi, viên đặt hậu môn, có tác dụng cầm máu, giảm sưng viêm, ngứa ngáy, đau rát khi đi đại tiện, giúp búi trĩ co lại, hiệu quả với những người bị trĩ giai đoạn đầu.
Vật lý trị liệu: Bệnh trĩ có thể điều trị bằng các biện pháp như tiêm xơ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, có tác dụng ngăn không cho máu đến búi trĩ, do vậy giúp búi trĩ tự co lại. Đây là các thủ thuật đơn giản, hiệu quả nhưng cần thực hiện bởi các bác sỹ tay nghề cao để phòng ngừa các biến chứng như xơ vữa động mạch.
Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ: Đây là phương pháp hiệu quả nhất với những người bị trĩ nặng (trĩ nội độ 4, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp) và đã thực hiện nhiều cách chữa trị khác nhau nhưng không mang lại hiệu quả. Cắt bỏ búi trĩ giúp khắc phục nhanh chóng những triệu chứng khó chịu mà người bệnh gặp phải.
Để có kết quả điều trị bệnh trĩ tốt nhất người bệnh phải làm gì?
Việc chữa trị bệnh trĩ có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người bệnh. Khi đi khám hay điều trị cần nói rõ các triệu chứng, thời gian mắc phải, tuyệt đối không nên ngại mà dấu bệnh.
Điều trị theo đúng liệu trình của bác sĩ đã đưa ra, không tự ý thay đổi loại thuốc, sử dụng các thuốc khác khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Cam kết thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ, chế độ ăn uống, kiêng cứ..