• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế Hotline: 0966.700.166

Bệnh trĩ nội là gì? Tìm hiểu về bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội là gì? Tìm hiểu về bệnh trĩ nội
Điểm trung bình: 4.0 / 5 ( 96 lượt đánh giá )
Danh mục xem nhanh
 

    Trĩ nội hay trĩ ngoại là tên gọi khác nhau của 2 tình trạng thường gặp nhấu của bệnh trĩ. Trĩ nội hiểu nôm na có nghĩa là búi trĩ không xuất hiện ở bên ngoài hậu môn mà nằm ở bên trong lỗ hậu môn người bệnh. Tình trạng này có đôi chút khó khăn khi nhận biết triệu chứng. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh trĩ nội bạn có thể theo dõi bài viết sau.

    benh-tri-noi-la-gi

    Nguyên nhân mắc bệnh trĩ nội là gì?

    Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nội: Bệnh trĩ nội gặp ở cả nam và nữ, nguyên nhân mắc bệnh là do chứng táo bón kéo dài, chế độ ăn nghèo chất xơ, rặn mạnh khi đi đại tiện, hậu môn ít dịch nhầy, mang thai.

    Đối tượng có tỷ lệ bị trĩ nội nhiều nhất là những người làm công việc văn phòng, lái xe (phải ngồi lâu), lễ tân, PG…(phải đứng liên tục), bệnh gặp ở người trung niên trở đi nhiều hơn người trẻ và nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

    Bệnh trĩ được chia làm 2 loại: Trĩ nội và Trĩ ngoại.

    Trĩ nội là hiện tượng các bũi trĩ hình thành ở bên trong ống hậu môn. Trĩ ngoại xảy ra ở bên ngoài, ngay gần lỗ hậu môn, có thể sờ tay thấy.

    Cả 2 loại trĩ đều gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh nhưng bệnh trĩ nội do xảy ra ở trong thành hậu môn nên thường gây khó khăn khi điều trị hơn là trĩ ngoại. Bài viết sau chúng ta cũng Tìm hiểu về bệnh trĩ nội để biết Bệnh trĩ nội là gì, từ đó mọi người sẽ có phương án đối phó hiệu quả nhất.

    Những triệu chứng sớm nhận biết của bệnh trĩ

    Bệnh trĩ nội là gì?

    Trĩ nội là hiện tượng bên trong hậu môn xuất hiện các búi trĩ, vốn được hình thành do các đám rối tĩnh mạch bị phì đại khi bị ảnh hưởng của những áp lực nào đó.

    Tùy mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà các bũi trĩ có thể nằm ở bên trong hậu môn hoặc lòi hẳn ra bên ngoài. Bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ với các triệu chứng điển hình như sau:

    Ở cấp độ 1: Người bệnh có những dấu hiệu như cảm giác vướng víu trong hậu môn, đau rát khi đi đại tiện, có hiện tượng máu dính trong phân hoặc giấy vệ sinh. Tuy nhiên các búi trĩ chưa hề bị sa ra bên ngoài.

    Cấp độ 2: Bệnh có diễn biến nặng hơn, các búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài mỗi khi người bệnh rặn mạnh nhưng sau đó lại tự co vào trong mà không cần tác động gì. Người bệnh có cảm giác vùng hậu môn luôn ẩm ướt, đau rát, ngứa ngáy xung quanh hậu môn.

    Cấp độ 3: Lúc này các búi trĩ đã sa hẳn ra bên ngoài và không thể tự co vào, mà phải lấy tay đẩy thì các búi trĩ mới tụt vào bên trong hậu môn. Người bệnh luôn sợ hãi mỗi lần đi đại tiện vì đau rát, có máu tươi chảy ra.

    Cấp độ 4: Cấp độ nặng nhất của Bệnh trĩ nội, búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài kể cả không đi đại tiện, không thể đẩy vào được hậu môn. Ngoài ra các triệu chứng mà người bệnh gặp phải ngày càng khó chịu và nguy hiểm hơn như chảy máu tươi thành từng dòng lớn, tiết nhiều dịch hôi, tanh, vùng hậu môn sưng đỏ, đau rát, có thể xảy ra tình trạng viêm nhiễm, lở loét.

    Người mắc bệnh trĩ nên biết

    Cách điều trị bệnh trĩ nội

    Với những trường hợp bị trĩ nội từ độ 3 trở xuống, phương pháp điều trị thường dùng là nội khoa. Theo đó người bệnh có thể kết hợp giữa thuốc bôi (có tác dụng kháng viêm, làm mát, bôi trơn hậu môn, giảm đau rát, cầm máu, làm lành vết loét) với các loại thuốc uống (có tác dụng giúp co búi trĩ). Người bệnh cần phải kiên trì dùng thuốc từ 3 đến 6 tháng theo chỉ định của bác sỹ, uống đúng liều lượng, không bỏ thuốc khi thấy các triệu chứng có vẻ như đã thuyên giảm thì bệnh mới khỏi hoàn toàn, không bị tái phát. Hiện nay có nhiều loại thuốc được sử dụng cho cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên những phụ nữ rơi vào trường hợp này có thể điều trị ngay khi biết bệnh, không cần phải chờ đến khi sinh xong hay ngừng cho con bú như trước kia.

    Trĩ nội độ 4: Là tình trạng bệnh đã rất nặng nên chỉ dùng thuốc thì rất khó để khỏi. Khi này các bác sỹ thường chỉ định điều trị theo phương pháp phẫu thuật ngoại khoa cắt bỏ búi trĩ, thủ thuật tiêm xơ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, đốt laze…Các phương pháp này có thể khắc phục nhanh chóng những triệu chứng mà bệnh trĩ gây ra. Sau khi phẫu thuật người bệnh có thể dùng thêm một số loại thuốc giúp quá trình hồi phục nhanh hơn và ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ lại.

    Ngoài ra để hỗ trợ quá trình điêu trị cũng như phòng tránh bệnh mọi người cần lưu ý ăn nhiều các chất xơ như hoa quả, rau xanh trong các bữa ăn, hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ uống có chứa cồn, ga, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Không nên nhịn đi đại tiện, mỗi lần đi đại tiện không rặn quá mạnh và lâu. Không đứng hay ngồi một chỗ quá lâu.

    Qua bài viết tìm hiểu về bệnh trĩ nội hi vọng mọi người đã hiểu rõ Bệnh trĩ nội là gì để có cách phòng tránh, nhận biết và điều trị hiệu quả nhất.