• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế Hotline: 0966.700.166

Bệnh trĩ có lây không?

Bệnh trĩ có lây không?
Điểm trung bình: 4.0 / 5 ( 76 lượt đánh giá )
Danh mục xem nhanh
 

    Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở hậu môn bị dãn ra và phồng lên gây ra các búi trĩ và lâu dài sẽ xảy ra hiện tượng sa búi trĩ. Trĩ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh và gây khó khăn trong khi đại tiện. Rất nhiều người đã gọi và gửi thư tới đường dây nóng của chúng tôi để hỏi rằng bệnh trĩ có lây không? Và lây qua đường nào? Để giải đáp vấn đề trên các bạn có thể tham khảo tư liệu của bài viết sau.

    benh-tri-co-lay-khong

    (Nhiều người vẫn còn lo ngại rằng bệnh trĩ có thể lây nhiễm - Ảnh minh họa)

    Bệnh trĩ có lây không?

    Trĩ là hiện tượng bệnh lý do sự ứ đọng máu nơi thành tĩnh mạch ở hậu môn khiến các tĩnh mạch bị sưng phồng thành các búi trĩ và gây ra bệnh.

    Các bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì bệnh trĩ không lây lan, không có tính lây truyền và di truyền. Có thể một số người lầm tưởng bệnh có thể lây lan do vi rút hay vi nấm hay có thể do ngồi chung chỗ của người bệnh… tuy nhiên đây là bệnh về tĩnh mạch máu và không gây lây nhiễm.

    Các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ có thể cho các bạn thấy bệnh trĩ không lây nhiễm vì không có nguyên nhân lây truyền:

    - Táo bón lâu ngày: Táo bón dài ngày khiến việc đi đại tiện cần phải rặn nhiều làm tăng áp lực vùng hậu môn và khiến búi trĩ ngày càng lòi ra khiến bệnh càng nặng hơn.

    - Chế độ ăn uống không hợp lí: ăn ít rau xanh, uống ít nước, ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia…

    - Do công việc phải ngồi nhiều hoặc đứng lâu một chỗ gây áp lực tới vùng chậu và hậu môn trực tràng gây ra bệnh.

    - Nhịn đại tiện nhiều khiến chất thải bị tích tụ lại và trực tràng bị hấp thụ lại chất độc trong phân gây viêm nhiễm và hình thành bệnh.

    - Người lao động phải mang vác nặng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

    - Phụ nữ mang thai do chế độ ăn uống ít chất xơ, ít vận động và do sau khi sinh nở cần rặn gây áp lực và làm giãn tối đa các tĩnh mạch hậu môn nên xảy ra hiện tượng trĩ sau khi sinh.

    - Stress, căng thẳng, áp lực công việc khiến tinh thần suy sụp cũng có thể gây ra bệnh trĩ.

    Chúng tôi có thể khẳng định và cam đoan lại một lần nữa rằng dù sống chung, ngồi chung ghế, ngủ chung giường hay mặc quần áo của người bị bệnh trĩ cũng không gây lây lan và di truyền bệnh.

    Biểu hiện và cách điều trị bệnh trĩ

    Để phòng ngừa bệnh trĩ các bạn có thể tham khảo một số điều sau:

    - Uống nhiều nước đẻ làm mềm phân và dễ đi đại tiện hơn.

    - Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung chất xơ phòng tránh táo bón và đại tiện khó.

    - Tích cực vận động để tránh tăng áp lực sau khi ngồi hay đứng lâu.

    - Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ uống có chất kích thích.

    - Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm hoặc nước muỗi pha loãng để sát trùng.

    - Nên đi khám chữa bệnh ngay khi phát hiện ra bệnh.