Câu hỏi tư vấn: Tôi năm nay 30 tuổi, do tính chất công việc phải ngồi một chỗ nhiều nên thời gian này tôi thường xuyên bị táo bón, đi đại tiện có lúc bị ra máu và đôi khi có cảm giác bị cộm vướng bên trong hậu môn. Tôi đi khám thì có kết luận có dấu hiệu của bệnh trĩ nhẹ. Tôi được biết bệnh trĩ nhẹ không nhất thiết phải phẫu thuật ngoại khoa mà vẫn khỏi được. Vậy bác sỹ có thể cho tôi biết cách chữa bệnh trĩ nhẹ để tôi tự điều trị tại nhà. Tôi xin cảm ơn! (Hoàng Anh Tú-HN)
Trả lời: Nguyên nhân mà bạn mắc bệnh trĩ có thể là do bạn ngồi nhiều khiến các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị phì đại quá mức. Bệnh có thể gặp ở tất cả các đối tượng không kể nam nữ, trẻ hay già và phần lớn là nhân viên văn phòng, lái xe và phụ nữ mang thai.
Ngày nay do tính chất công việc nhiều người phải ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, cộng với việc ăn uống không khoa học, lười vận động mà tỷ lệ mắc bệnh trĩ ngày càng gia tăng.
Bệnh trĩ khiến người bệnh bị đau đớn khi đi đại tiện, đại tiện ra máu, ngứa ngáy hậu môn, nặng hơn các búi trĩ có thể sa ra bên ngoài hậu môn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy ngay khi có những triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ, mọi người cần phải tích cực chữa trĩ để hạn chế những tác động của bệnh đến sức khỏe của bản thân. Bệnh trĩ không nhất thiết khi nào cũng phải điều trị bằng các phương pháp như phẫu thuật ngoại khoa, những trường hợp bệnh trĩ nhẹ có thể chữa khỏi bằng các cách rất đơn giản như sau:
Kiến thức về bệnh trĩ bạn không nên bỏ qua
- Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá có hiệu quả không?
- Trĩ nội là bệnh gì?
- Chữa bệnh trĩ ở đâu tốt?
- Táo bón vừa là nguyên nhân vừa là triệu chứng đi kèm bệnh trĩ. Vì thế với những người bị bệnh trĩ nhẹ cần có biện pháp chống táo bón để hạn chế bệnh diễn biến nặng hơn bằng cách uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (giúp lưu thông máu, làm phân mềm hơn), ăn nhiều chất xơ (giúp nhuận tràng) như rau xanh, hoa quả tươi, khoai lang, không ăn những đồ ăn sinh nhiệt, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, các loại đồ uống kích thích như rượu, bia, nước có ga (tăng táo bón và kích thích búi trĩ phát triển).
- Không rặn mạnh khi đi đại tiện vì càng rặn niêm mạc hậu môn càng bị kích thích gây chảy máu, sa trĩ. Nếu người bệnh bị nhiệt quá có thể cải thiện táo bón bằng các cách như trên hoặc dùng thuốc nhuận tràng theo đơn của bác sỹ. Không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, khi đi đại tiện không nên dùng điện thoại, đọc báo, chơi game làm mất tập trung, luôn đi đại tiện vào một khung giờ cố định.
- Sau khi đi đại tiện phải rửa lại hậu môn bằng nước sạch để chống viêm nhiễm.
- Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, cố gắng đứng dậy đi bộ thư giãn nhẹ nhàng. Một số môn thể thao được chứng minh rất tốt cho người bị trĩ như đi bộ, bơi lội…
- Rau dấp cá được biết đến là một bài thuốc rất hữu hiệu với những người bị trĩ nhẹ. Theo đó người bệnh có thể ăn sống rau dấp cá, uống nước ép từ rau dấp cá, hoặc tốt hơn là xông hậu môn bằng nước nấu từ rau dấp cá hàng ngày sau đó rửa lại hậu môn khi nước đã nguội. Người bệnh cũng có thể giã rau dấp cá ra và đắp vài hậu môn, dùng băng gạc cố định lại và để qua đêm, thực hiện liên tục như vậy bệnh trĩ có thể khỏi hoàn toàn mà không cần áp dụng các phương pháp khác.
- Dùng thuốc nội khoa cũng là phương pháp chữa bệnh trĩ nhẹ. Các loại thuốc bao gồm thuốc uống, gel bôi, thuốc đặt hậu môn có tác dụng chống viêm nhiễm, nhuận tràng và làm cho các búi trĩ tự co lại. Tuy nhiên việc dùng thuốc luôn phải tuân theo chỉ định của bác sỹ, không nên mua thuốc khi chưa có kết quả kiểm tra mức độ bệnh.
- Những trường hợp bị trĩ nội độ1 và 2, trĩ ngoại thời kì đầu có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su cũng khá hiệu quả. Cả 2 phương pháp này cần được thực hiện bởi các bác sỹ có tay nghề cao để không xảy ra biến chứng nào, đặc biệt như nguy cơ xơ vữa động mạch.
Trên đây là cách chữa bệnh trĩ nhẹ mà bạn có thể tham khảo để khắc phục tình trạng hiện tại của mình. Nếu còn lo lắng về bệnh tình bạn hãy gọi đến số 0366 744 499 hoặc qua địa chỉ 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để được bác sĩ của Phòng Khám tư vấn cụ thể hơn.