Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại. Nghĩa là các búi trĩ hình thành và phát triển ở cả bên trong ống hậu môn và bên ngoài cửa hậu môn của người bệnh. Trĩ nội ở cấp độ 2-3-4 sẽ sa ra bên ngoài hậu môn dính với trĩ ngoại ở bên ngoài tạo thành một búi trĩ lớn, búi trĩ lớn này gọi là trĩ hỗn hợp. Do các búi trĩ quấn vào nhau nên rất khó để phân biệt đâu là trĩ nội, đâu là trĩ ngoại. Bệnh trĩ hỗn hợp nguy hiểm và quá trình điều trị phức tạp hơn 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hỗn hợp:
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ hỗn hợp cũng tương tự như nguyên nhân gây ra từng loại trĩ nội, trĩ ngoại riêng lẻ như người bệnh bị táo bón kinh niên, thói quen đi vệ sinh sai cách, phụ nữ thời kì mang thai, liên tục ngồi một chỗ hay đứng quá lâu, viêm nhiễm hậu môn. Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội và trĩ ngoại là tương đối giống nhau, điều đó có nghĩa là một người mắc bệnh trĩ nội sẽ có nguy cơ rất cao bị thêm bệnh trĩ ngoại. Khi này nếu người bệnh không điều trị kịp thời, trĩ nội phát triển lên cấp độ 2 sa ra bên ngoài liên kết với búi trĩ ngoại ngay cửa hậu môn thành 1 búi trĩ lớn, gây nên bệnh trĩ hỗn hợp.
- Phụ nữ là đối tượng có tỷ lệ bị bệnh trĩ hỗn hợp cao nhất, đặc biệt là trong thời kì mang thai vì khi này vùng chậu, hậu môn, trực tràng phải chịu áp lực lớn từ thai nhi làm cho tĩnh mạch hậu môn bị tắc nghẽn, ứ đọng khiến chúng dần phì đại, hình thành ra các búi trĩ.
Triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp
Do bệnh trĩ hỗn hợp là sự kết hợp giữa trị ngoại nên những triệu chứng của trĩ nội, trĩ ngoại người bị trĩ hỗn hợp đều có, cụ thể như:
- Đi đại tiện ra máu: Đây là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh trĩ. Những người bị trĩ hỗn hợp thường bị ra nhiều máu mỗi lần đi đại tiện, thậm chí là chảy máu xối xả.
- Táo bón vừa là nguyên nhân vừa là triệu chứng đi kèm với bệnh trĩ hỗn hợp. Táo bón khiến người bệnh khi đi đại tiện phải rặn mạnh, rặn lâu để đẩy phân ra bên ngoài, gây ra đau rát, trầy xước và khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
- Các búi trĩ tiết ra dịch nên hậu môn người bị trĩ luôn ẩm ướt kèm theo hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu.
- Xuất hiện các cơn đau kéo dài dọc hậu môn, vùng da xung quanh hậu môn bị sưng đỏ, viêm nhiễm, bốc ra mùi hôi khó chịu.
- Các búi trĩ hình thành cả ở bên trong và bên ngoài, liên kết với nhau khiến người bệnh có cảm giác vướng víu chắn ngang hậu môn, đồng B
Trĩ hỗn hợp là bao gồm cả trĩ ngoại và trĩ nội
Bệnh trĩ hỗn hợp nguy hiểm như thế nào?
- Xét về mức độ nguy hiểm, bệnh trĩ hỗn hợp gây tổn hại về sức khỏe và tinh thần cho người bệnh nhiều hơn cả 2 loại trĩ nội và ngoại cộng lại. Khi bị trĩ hỗn hợp người bệnh thường mất máu rất nhiều, nếu không khắc phục sớm rất dễ dẫn đến nguy cơ bị thiếu máu. Ngoài ra bệnh cũng gây ra rất nhiều những khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Bệnh trĩ hỗn hợp thường gặp nhiều ở nữ giới. Do đặc điểm cấu tạo vùng kín của nữ giới sát với hậu môn nên những người bị trĩ hỗn hợp rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa, gây tác động không nhỏ đến khả năng sinh sản, đời sống tình dục cũng như tâm lý, tinh thần của họ.
Cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp
Các búi trĩ hỗn hợp không nằm riêng biệt mà mà xoắn quấn với nhau nên phương pháp điều trị sẽ khó khăn, phức tạp và lâu dài hơn bệnh trĩ thông thường.
- Nếu bệnh còn nhẹ, bác sỹ có thể chỉ định điều trị theo nội khoa bằng cách kết hợp cho người bệnh dùng cả thuốc uống, thuốc đặt hậu môn và gel bôi. Các loại thuốc này có tác dụng cầm máu, chống viêm nhiễm, giảm đau rát, bớt sưng đau, nhuận tràng và giúp các búi trĩ co dần lại. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong khoảng thời gian đai mới mang lại kết quả.
- Do tính chất bệnh phức tạp và nhiều nguy hiểm nên người bị trĩ hỗn hợp thường được chỉ định điều trị bằng biện pháp phẫu thuật. PPH là kỹ thuật chữa bệnh trĩ tiên tiến nhất hiện nay vì an toàn, triệt để, nhanh chóng, xâm lấn tối thiểu nên đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh. Đây là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi tại Phòng khám đa khoa Thái Hà.
Những lưu ý khi mắc bệnh trĩ hỗn hợp
- Khi phát hiện bản thân mắc bệnh trĩ hỗn hợp người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được xét nghiệm và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh nặng thêm sẽ gây khó khăn cho chữa trị.
- Ngoài biện pháp chữa trị y tế, người bệnh cần chú ý trong vấn đề ăn uống bằng cách ăn nhiều chất xơ để nhuận tràng, hạn chế đồ ăn gây ra táo bón.
- Ngâm hậu môn trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút mỗi ngày để sát trùng, kháng viêm. Phụ nữ khi ngâm hậu môn lưu ý tránh để vùng kín chạm vào nước vì có thể bị viêm nhiễm phụ khoa.
- Giữ hậu môn sạch sẽ, khô thoáng, nên dùng nước sạch rửa hậu môn sau khi đi đại tiện thay vì dùng giấy để tránh trầy xước.
Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ hỗn hợp, hi vọng bài viết sẽ giúp mọi người có cách phòng tránh và điều trị bệnh trĩ hỗn hợp hiệu quả.