• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế Hotline: 0966.700.166

Thuốc điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất

Thuốc chữa trị bệnh trĩ hiệu quả nhất
Điểm trung bình: 4.0 / 5 ( 90 lượt đánh giá )
Danh mục xem nhanh
 

    Câu hỏi tư vấn: Tôi có một vấn đề rất mong được bác sỹ tư vấn như sau: tôi có triệu chứng của Bệnh trĩ đã lâu nhưng vì một phần vì các triệu chứng chưa quá nặng, một phần là do ngại phải đến bệnh viện nên tôi không điều trị gì, cho đến gần đây dường như bệnh có biểu hiện nặng dần lên khiến tôi không khỏi đau đớn. Bác sỹ có thể giới thiệu cho tôi một số loại Thuốc điều trị bệnh trĩ hiệu quả để tôi không cần đến bệnh viện mà bệnh vẫn khỏi được không? Tôi xin cảm ơn! (Ngô Minh Kiên-HN)

    thuoc-chua-tri-benh-tri-hieu-qua-nhat

    Trả lời: Trĩ là căn bệnh có tỷ lệ mắc phải lớn nhất trong số các bệnh lý liên quan đến hậu môn, trực tràng. Do các tĩnh mạch tại hậu môn, trực tràng bị phình đại quá mức hình thành nên các búi trĩ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như táo bón, ngồi hoặc đứng một chỗ liên tục quá lâu, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, khó tiêu..

    Bệnh trĩ không phải là bệnh nan y, hiếm có trường hợp nào tử vong do bệnh trĩ, tuy nhiên bệnh lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng  đến cuộc sống của họ.

    Trở lại trường hợp của bạn, đáng ra ngay từ đầu khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ bạn phải đi khám và điều trị ngay chứ không nên do ngại đến bệnh viện mà để bệnh phát triển nặng lên mới tìm cách chạy chữa, bỏ qua mất thời điểm chữa bệnh tốt nhất.

    Hiện nay, tình trạng bệnh của bạn đã có dấu hiệu nặng lên, theo chúng tôi bạn nên đến các bệnh viện để kiểm tra cụ thể xem trĩ đã ở độ mấy. Bởi không phải khi nào dùng thuốc cũng chữa khỏi được bệnh. Những trường hợp bệnh đã nặng cần áp dụng các phương pháp khác như phẫu thuật ngoại khoa, điều trị bằng thủ thuật tiêm xơ, thắt bũi trĩ bằng vòng cao su, đốt bũi trĩ bằng laze, nhiệt,…thì mới đạt được hiệu quả cao. Bệnh trĩ nặng nếu không khắc phục sớm không chỉ gây ra những khó chịu trong sinh hoạt mà còn khiến bệnh nhân bị mất nhiều máu, bội nhiễm…

    Bạn biết gì về bệnh trĩ?

    Nếu như bệnh của bạn chưa quá nặng, không cần thiết phải can thiệp bằng các biện pháp mạnh mà có thể điều trị nội khoa, chúng tôi xin tư vấn cho bạn một số thuốc điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất như sau:

    - Chữa bệnh trĩ bằng các loại thuốc mỡ, gel bôi: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc mỡ, kem bôi  dành cho người bị trĩ. Thuốc có tác dụng giảm sưng tấy, kháng viêm, bôi trơn, làm mát, giúp người bệnh bớt đau rát khi đi đại tiện.

    - Thuốc đặt hậu môn: Đây là loại thuốc dùng để đặt vào bên trong hậu môn, có tác dụng  tăng chất nhầy ở hậu môn, làm trơn, giảm đau rát, phòng ngừa các búi trĩ sa nặng hơn. Cả gel bôi và thuốc đặt hậu môn chỉ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ chứ không có tác dụng làm các búi trĩ teo nhỏ hay biến mất.

    - Dùng thuốc uống theo đơn của bác sỹ: Sử dụng thuốc uống theo đơn của bác sỹ kết hợp với thuốc đặt và kem bôi ở hậu môn là cách tốt nhất để chữa bệnh trị giai đoạn đầu. Loại thuốc này có tác dụng thắt chặt các tĩnh mạch khiến chúng không còn phì đại, giảm đau, sưng tấy. Tuy nhiên khi dùng thuốc người bệnh phải lưu ý tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sỹ, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì bệnh mới khỏi hoàn toàn, ít nguy cơ bị tái phát.

    Ngoài sử dụng thuốc tây y, người bị bệnh trĩ cũng có thể áp dụng một số bài thuốc đơn giản như sau:

    - Lá dấp cá: Được xem là thần dược với người bị trĩ. Người bệnh có thể ăn sống rau diếp cá hàng ngày, uống nước ép rau dấp cá, nấu nước lá rau dấp cá rồi lấy nước đó dùng để xông và rửa hậu môn, giã rau dấp cá và lấy bã này băng vào hậu môn. Cách làm này đòi hỏi người bệnh phải thực sự rất kiên trì  trong thời gian dài, tuy nhiên đây là một phương pháp an toàn và khá hiệu quả.

    - Muối trắng: Có tác dụng cầm máu, sát trùng, hỗ trợ vết thương nhanh lành. Các bạn chỉ cần hòa một vài thìa muối trắng vào chậu nước ấm rồi ngâm hậu môn khoảng 15 đến 20 phút mỗi ngày.

    - Ngoài ra để phòng ngừa bệnh nặng hơn và hỗ trợ các phương pháp điều trị, người bệnh cần phải tăng cường ăn các loại thức ăn tươi mát, giàu chất xơ, và nhuận tràng như hoa quả, trái cây, khoai lang, sắn dây, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đồng thời hạn chế những đồ uống chứa cồn, ga, thực phẩm cay nóng, khó tiêu. Khi đi đại tiện tránh ra sức rặn, không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, rửa hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện. Người bệnh cũng cần hạn chế lao động nặng, ngồi một chỗ quá lâu.