1. HPV là gì?
HPV là một loại virus gây u nhú ở người. Đây là một căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục rất khó nhận biết bởi bệnh không có triệu chứng điển hình.
HPV có thể gây mụn trên bộ phận sinh dục và hậu môn hoặc gây tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, hậu môn và các bộ phận sinh dục khác.
2. Có bao nhiêu chủng virus HPV?
Nghiên cứu chỉ ra có tới hơn 100 chủng virus HPV. Phần lớn virus HPV đều vô hại và không cần phải điều trị.
Hơn 40 chủng virus HPV có ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục và hậu môn. Một số chủng của virus HPV được coi là “nguy cơ thấp” có thể gây ra mụn cóc ở lòng bàn chân. Trong đó, 15 chủng HPV có nguy cơ cao (chủng 16 và chủng 18) có thể gây tổn thương tiền ung thư, ung thư cổ tử cung, hậu môn và bộ phận sinh dục khác.
3. HPV lây truyền qua đường nào?
HPV lây truyền qua đường tình dục. Nếu bạn quan hệ với người nhiễm HPV, virus HPV sẽ di chuyển sang bạn thông qua quan hệ bằng miệng, hậu môn và âm đạo. Bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh ngay cả khi bạn tình không có triệu chứng nào của bệnh. Do đó, hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để bảo vệ chính mình.
Nhiều người cho rằng virus HPV chỉ truyền nhiễm với đối tượng có đời sống tình dục phức tạp, nhiều bạn tình. Thực tế, HPV không phụ thuộc vào số lượng bạn tình, bạn vẫn có thể nhiễm HPV ngay cả khi chỉ quan hệ tình dục với một người.
HPV không xuất hiện triệu chứng ngay lập tức. Nhiều trường hợp phát hiện nhiễm HPV sau nhiều năm quan hệ với người bị nhiễm, do đó việc xác định bị nhiễm bệnh vào thời điểm nào là điều không thể.’
4. Virus HPV có thể gây ra những bệnh gì?
4.1 Mụn cóc sinh dục
Là một căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Bệnh phổ biến ở những lứa tuổi từ 20-45 tuổi, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới.
Mụn cóc sinh dục có thể lây nhiễm qua: quan hệ tình dục với người mắc bệnh, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết, da của người mắc bệnh, đường từ mẹ sang con.
Virus HPV type 6,11 là tác nhân gây bệnh mụn cóc sinh dục.Do đó, để phòng ngừa bệnh, bạn nên tiêm phòng vắc xin HPV tứ giá Gardasil.
4.2 Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung thường phát triển âm ỉ trong một thời gian dài. Thông thường, quá trình từ nhiễm virus HPV phát triển thành ung thư cổ tử cung kéo dài từ 10-15 năm.
Bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của nữ giới, thậm chí có thể tước đi thiên chức làm mẹ của nữ giới.
Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, nữ giới trong độ tuổi 9-26 đều nên tiêm vắc xin phòng ngừa virus HPV chủng có nguy cơ cao (dù đã quan hệ tình dục hay chưa quan hệ tình dục). Thăm khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng/lần cũng là cách phát hiện và điều trị ung thư cổ tử cung nhanh chóng.
4.3 Ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn bao gồm nhiều loại: ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư tuyến, ung thư hạch, khối u ác tính, ung thư biểu mô basaloid. Đây là một bệnh lý ác tính phát sinh từ hậu môn. Phần lớn người mắc bệnh ung thư hậu môn đều nhiễm virus HPV và HPV được cho là nguyên nhân phổ biến gây ung thư hậu môn.
4.4 Ung thư âm hộ
Ung thư âm hộ là một loại ung thư cơ quan sinh dục nữ liên quan mật thiết đến HPV. Phụ nữ trong độ tuổi 65 là đối tượng chính của ung thư âm hộ.
Ung thư âm hộ chia làm 2 loại: ung thư tế bào vảy âm hộ và u sắc tố âm hộ Triệu chứng nhận biết bệnh đó là âm hộ xuất hiện u, loét âm hộ, ngứa, đau, chảy máu, thay đổi màu sắc da vùng âm hộ,...
4.5 Ung thư hầu họng
Vắc xin phòng ngừa virus u nhú ở người (HPV) loại 16 và 18 cũng được dùng để phòng nhiễm trùng HPV qua đường miệng, trong đó có ung thư hầu họng và amidan.
4.6 Ung thư dương vật
Một trong những yếu tố gây ung thư dương vật đó là tiền sử sùi mào gà - hệ quả của nhiễm HPV. Khoảng 30-50% trường hợp ung thư biểu mô dương vật là do HPV.
5. Cách phòng và chữa bệnh HPV
5.1 Làm thế nào để phòng ngừa HPV?
Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh HPV hiệu quả hiện nay.
+ Đối với nữ giới: Độ tuổi lý tưởng để tiêm vắc xin cho bé gái là từ 11-12 tuổi. Đối với nữ giới 26 tuổi chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều trong độ tuổi trên vẫn có thể sử dụng.
+ Đối với nam giới: Độ tuổi lý tưởng để tiêm vắc xin cho bé trai là từ 11-12 tuổi. Đối với nam giới 21 tuổi chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều trong độ tuổi trên vẫn có thể sử dụng. Với nam giới 26 tuổi, nếu có quan hệ đồng giới hoặc hệ miễn dịch kém cũng được đề nghị tiêm vắc xin.
Ngoài ra, quan hệ tình dục an toàn với bao cao su cũng là một cách để phòng bệnh. Tuy nhiên, HPV vẫn có thể đi vào cơ quan sinh dục bởi độ bao phủ của bao cao su không thể che toàn bộ bộ phận sinh dục.
5.2 Điều trị bệnh HPV
Y học hiện đại đã tìm ra giải pháp làm giảm, làm mất các triệu chứng của bệnh HPV. Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Hiện tại Phòng khám đa khoa Thái Hà đã và đang triển khai gói khám tầm soát HPV dành cho cả nam và nữ. Bạn đọc hãy chủ động liên hệ với phòng khám để nhận được tư vấn miễn phí trực tiếp từ các chuyên gia nam khoa, phụ khoa.