Câu hỏi tư vấn: Cháu có một vấn đề mong bác sỹ tư vấn như sau. Cháu là nam, đang là sinh viên năm thứ 2 ở Hà Nội. Cháu ở chung phòng với một anh cùng quê đã đi làm. Dạo gần đây cháu thấy trên chân tay anh ấy có những nốt ban lạ nên có hỏi anh mắc bệnh gì không thì anh ấy bảo với cháu là anh bị mắc bệnh giang mai do trước kia có quan hệ với gái mại dâm. Cháu nghe nói bệnh giang mai rất nguy hiểm, vậy liệu cháu sống cùng phòng với anh ấy thì có lây nhiễm không? Bệnh giang mai có thể lây qua đường nào? Mặc dù anh ấy đã trấn an cháu là không bị lây nhưng cháu vẫn chưa thực sự yên tâm. Mong bác sỹ giải đáp giúp ạ. Cháu xin cảm ơn! ( Vũ Hoàng Duy-HN)
Trả lời:
Như bạn cũng đã biết giang mai là một bệnh xã hội rất phổ biến trên thế giới, tỷ lệ số ca nhiễm bệnh ở Việt Nam cũng rất cao. Nếu xét về mức độ nguy hiểm thì bệnh giang mai chỉ xếp sau HIV-AIDS trong số các bệnh xã hội.
Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể và gây ra. Các con đường lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai là:
- Quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh: Đây là con đường phổ biến nhất gây ra bệnh giang mai. Bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum có thể tồn tại ở hầu hết các niêm mạc và các tổ chức trong cơ thể như cơ quan sinh dục, da, máu của người bệnh nên khi xảy ra hoạt động quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, người bệnh dễ dàng lây nhiễm bệnh sang cho bạn tình của mình. Quan hệ tình dục ở đây không chỉ là quan hệ tình dục qua âm đạo thông thường, các hình thức quan hệ qua miệng, hậu môn, ôm hôn, vuốt ve, âu yếm, đụng chạm với vết thương hở chứa vi khuẩn đều có thể lây bệnh.
- Lây qua đường máu: Vi khuẩn giang mai sau một thời gian tấn công vào cơ thể người bệnh sẽ dần xâm nhập sang đường máu. Chính vì vậy nếu một người không may dính máu người bệnh vào hệ thống máu của mình khả năng cao sẽ lây nhiễm bệnh. Lây qua đường máu thường gặp ở những người dùng chung kim tiêm khi chích ma túy, các bác sỹ phẫu thuật cho bệnh nhân.
- Lây từ mẹ sang con: Nếu người mẹ bị giang mai chưa chữa trị khỏi mà có thai, hoặc trong khi đang mang thai bị lây nhiễm giang mai đều có nguy cơ cao lây sang cho thai nhi. Trường hợp này thường gặp ở những tuổi thai còn nhỏ, hệ thống miễn dịch của thai chưa hoàn thiện nên bị lây giang mai từ mẹ thông qua nhau thai. Ngoài ra khi sinh nở người mẹ cũng có thể lây sang cho con vì để chào đời được trẻ phải tiếp xúc với các niêm mạc, bộ phận, dịch nhầy, máu chữa vi khuẩn của mẹ.
- Lây giang mai do dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh: Vi khuẩn giang mai có thế sống ở điều kiện môi trường bên ngoài khoảng một vài tiếng. Do đó nếu không cẩn thận, vô tình dùng chung, tiếp xúc với dịch nhầy chứa vi khuẩn của người bệnh đều có thể lây nhiễm bệnh giang mai. Những đồ dùng thường có khả năng mang thai vi khuẩn giang mai là dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, quần lót, bồn cầu, bồn rửa mặt, bồn tắm.
Cách nhận biết bệnh giang mai để phòng tránh và điều trị kịp thời
- Triệu chứng giang mai ở nam và nữ?
- Hình ảnh về bệnh giang mai trên cơ thể?
Trên đây là một số con đường làm lây nhiễm bệnh giang mai. Căn cứ vào những nguyên nhân đó, có thể khẳng định nếu bạn và anh cùng phòng không có hoạt động quan hệ tình dục đồng giới thì bạn chỉ có khả năng lây nhiễm giang mai thông qua tiếp xúc với dịch nhầy chứa vi khuẩn của anh cùng phòng. Tuy nhiên trường hợp này xảy ra không nhiều, nếu bạn và cả người bệnh đều cẩn thận trong sinh hoạt, vệ sinh hàng ngày, không dùng chung đồ của nhau, xả sạch những vật dụng đã dùng thì không phải lo lắng quá nhiều. Bạn cũng nên khuyên anh cùng phòng sớm đi khám và tích cực chữa bệnh bởi bệnh giang mai gây ra rất nhiều tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh giang mai được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn, ngược lại để càng lâu càng khó chữa trị, kết quả đạt được không cao, không triệt để.