1. Các dấu hiệu cảnh báo thai lưu
Dưới đây là 8 dấu hiệu thai lưu mà các mẹ cần lưu ý trong thai kỳ:
- Chảy máu âm đạo
- Đau bụng nhẹ hoặc nặng
- Chóng mặt
- Sốt cao
- Không có dấu hiệu nhịp tim
- Đau lưng dữ dội
- Chuột rút
- Tần suất cử động của thai nhi giảm sau 28 tuần hoặc không có cử động
Nếu như thai phụ xuất hiện phần lớn các dấu hiệu nêu trên thì xác suất thai lưu là rất cao. Hãy tìm đến cơ sở y tế để nhận lời khuyên từ bác sĩ chuyên môn.
2. Hút thai lưu là gì?
Hút thai lưu là một thủ thuật y khoa sử dụng dụng cụ y tế chuyên dụng để đưa vào tử cung và hút thai lưu ra ngoài tử cung của thai phụ. Hút chân không là phương pháp hút thai lưu được đánh giá đem lại hiệu quả cao lên tới 98%, ít gây biến chứng và an toàn.
3. Quy trình hút thai lưu diễn ra như thế nào?
Thông thường, quy trình hút thai lưu sẽ bao gồm những bước như sau:
- Bước 1: Thai phụ cung cấp một số thông tin sức khỏe và lắng nghe bác sĩ giải thích thủ thuật hút thai lưu.
- Bước 2: Tiến hành khám khung chậu
- Bước 3: Thai phụ sử dụng thuốc giảm đau
- Bước 4: Bác sĩ thực hiện đưa mỏ vịt vào trong âm đạo
- Bước 5: Tiến hành gây tê cổ tử cung của thai phụ
- Bước 6: Bác sĩ sử dụng dụng cụ hút thai để loại bỏ thai lưu
Thủ thuật hút thai kéo dài trong khoảng 5-10 phút. Thai phụ sẽ được đưa về phòng nghỉ ngơi cho tới khi sức khỏe ổn định thì có thể ra về.
4. Biến chứng sau khi hút thai lưu
Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi hút thai lưu:
- Nhiễm trùng: Xuất phát từ dụng cụ hút thai không đảm bảo vô trùng hoặc quá trình chăm sóc sức khỏe sau khi phá thai không đúng cách. Một số dấu hiệu nhiễm trùng điển hình: tử cung trở nên nhạy cảm hoặc đau, kèm theo đó là sốt.
- Sót thai: Nếu như thai phụ xuất hiện rong huyết, tử cung không co lại sau khi thực hiện thủ thuật thì nguy cơ sót thai rất cao. Trường hợp này cần thực hiện siêu âm để xác định và xử lý nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
- Xuất huyết: Thai phụ xuất huyết nhiều ngày sau khi thủ thuật và không có dấu hiệu giảm bớt, đây là một dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong do thiếu máu.
- Thủng tử cung, thủng ống dẫn trứng: Bác sĩ thực hiện thủ thuật tay nghề không vững vô tình tác động quá mạnh vào tử cung gây thủng tử cung, nhẹ thì viêm nội mạc tử cung, viêm dính tử cung, gây vô sinh; nặng có thể gây nhiễm trùng ra máu có thể dẫn đến tử vong.
- Vô sinh: Quá trình thủ thuật gặp trục trặc có thể gây tắc nghẽn vòi trứng hai bên hoặc gây thai ngoài tử cung dẫn đến vô sinh.
- Một cơ sở y tế hút thai uy tín có thể hạn chế tối đa biến chứng sau hút thai lưu. Do đó, nữ giới đừng chủ quan trong khâu lựa chọn địa chỉ y tế để “chọn mặt gửi vàng”. Nếu như bạn gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định, hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa.
5. Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sau khi hút thai lưu
Nữ giới thường khá chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Đừng quên rằng chăm sóc sức khỏe sau khi hút thai lưu sẽ rút ngắn thời gian hồi phục. Nếu như bạn mong muốn sức khỏe hồi phục nhanh chóng sau khi hút thai lưu thì tham khảo ngay bí quyết chăm sóc sức khỏe do các bác sĩ sản phụ khoa Thái Hà đưa ra nhé!
- Bổ sung nhiều thực phẩm chứa protein như: thịt bò, cá, trứng, các loại sữa, đậu, gan động vật…
- Bổ sung nước, vitamin C và E thông qua việc ăn những thực phẩm xanh và hoa quả như: rau ngót, cà chua, giá đỗ, bí đỏ, táo, nho…
- Tăng cường hàm lượng axit folic có trong các thực phẩm: rau diếp, măng tây, dưa hấu, bột mì, bột ngũ cốc, hạt điều,...
- Tránh những thực phẩm kích thích co bóp tử cung như: rau sam, mướp đắng, táo mèo, đồ ăn nhanh, đồ chua, nước đậu, rượu, bia, đồ uống có ga…
- Hạn chế các thực phẩm cay nóng và có tính hàn như: ớt, tiêu, gừng, gấm, ốc, cua, tôm, hải sản.
- Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng để cơ thể hồi phục.
- Vệ sinh cơ thể, vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
- Tránh hoạt động, làm việc nặng.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
- Nếu như cơ thể có dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ ngay.