1. Vòng tránh thai là gì? Cơ chế tránh thai như thế nào?
- Vòng tránh thai là một thiết bị y tế nhỏ (thường có hình chữ T) dùng để đặt vào cổ tử cung ngăn không cho trứng làm tổ ở lớp niêm mạc tử cung, đồng thời cản trở quá trình tinh trùng thụ tinh với trứng.
- Cơ chế tránh thai: Vòng tránh thai sau khi đưa vào buồng tử cung của nữ giới sẽ tạo một phản ứng viêm, gây ra những thay đổi về sinh hóa và tế bào của nội mạc tử cung. Sự xuất hiện của bạch cầu đa nhân tại nội mạc tử cung, tiếp đến là các tế bào cầu đơn nhân, đại thực bào sẽ ngăn cản tinh trùng xuất hiện ở buồng tử cung, từ đó trứng không được thụ tinh.
2. Thời điểm đặt vòng tránh thai
Bác sĩ sản phụ khoa Phòng khám đa khoa Thái Hà cho rằng ngay sau khi sạch kinh ngày thứ nhất là thời điểm đặt vòng tránh thai thích hợp. Nguyên nhân là bởi thời điểm đó, cổ tử cung hé mở nên việc đặt sẽ dễ dàng, giảm thiểu đau đớn, lượng máu sẽ ra ít hơn sau khi đặt.
Phụ nữ sinh thường có thể đặt vòng sau sinh 6 tuần nếu chưa quan hệ tình dục trở lại. Riêng đối với phụ nữ sinh mổ, thời gian đặt vòng là sau 3 tháng trở lên, tốt hơn hết là đợi sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau mổ, khi mà tử cung đã lành hẳn. Với những trường hợp hút thai, sảy thai cần phải đợi kinh nguyệt trở lại đều đặn thì mới được đặt vòng tránh thai.
3. Quy trình đặt vòng tránh thai
Bước 1: Trước khi đặt vòng
Nữ giới trước khi đưa ra quyết định đặt vòng tránh thai cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về phương pháp đặt vòng, nắm rõ những ưu điểm, nhược điểm bởi đặt vòng tránh thai quyết định tới khả năng sinh sản của phái đẹp trong khoảng thời gian khá dài.
Bước 2: Đặt vòng
Thủ thuật đặt vòng tránh thai thường được thực hiện bởi 2 bác sĩ.
- Bác sĩ đưa 2 ngón tay vào âm đạo nữ giới, tay còn lại đặt lên bụng nữ giới để cảm nhận cơ quan vùng chậu.
- Tiếp đó, bác sĩ sử dụng các dụng cụ y tế giữ cho âm đạo mở ra, tiến hành khử trùng, làm sạch âm đạo.
- Cuối cùng, vòng tránh thai được đưa qua cổ tử cung.
Bước 3: Sau khi đặt vòng
Toàn bộ quy trình đặt vòng chỉ diễn ra vài phút. Do đó, nữ giới có thể thoải mái quay trở lại công việc hàng ngày ngay sau khi đặt vòng xong. Chị em có thể phải sử dụng tới băng vệ sinh nếu chảy máu sau khi đặt. Nếu như thấy máu chảy quá nhiều, chị em lập tức quay trở lại cơ sở y tế.
Hàng tháng, chị em nên kiểm tra vị trí vòng bằng cách: Đặt ngón tay đã rửa sạch và trong âm đạo đến khi cảm thấy cổ tử cung. Nếu cảm thấy có sợi dây từ cổ tử cung thì vòng tránh thai đã đặt đúng vị trí. Lưu ý, không nên kéo dây vì có thể khiến vòng lệch khỏi vị trí ban đầu.
4. Những lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai
Một số lưu ý dành cho nữ giới sau khi đặt vòng tránh thai:
- Cần thực hiện đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
- Cần nghỉ ngơi trong tuần đầu tiên, tránh đi lại nhiều, lên xuống cầu thang hoặc mang vác các vật nặng
- Sau khoảng 2-4 tuần đặt vòng, nữ giới nên tái khám để kiểm tra vị trí vòng.
- Không nên áp dụng thêm một biện pháp tránh thai nào khác khi đã đặt vòng tránh thai.
5. Chống chỉ định đặt vòng tránh thai cho những ai?
Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai được rất nhiều cặp vợ chồng lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đặt vòng tránh thai. Nếu như nữ giới thuộc một trong những trường hợp sau cần phải nói không với đặt vòng:
- Người mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, nhất là bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.
- Người đang mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
- Người có tiền sử mang thai ngoài tử cung, rong kinh, rong huyết, tử cung dị dạng, các bệnh ác tính đường sinh dục.
- Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai.
- Phụ nữ mắc bệnh lý van tim, sa sinh dục, mẫn cảm với chất đồng.
6. Cách xử lý các tác dụng phụ ngoài ý muốn
- Đau bụng dưới: Hiện tượng đau bụng dưới sau khi đặt vòng là hiện tượng sinh lý bình thường do cơ thể phản ứng với vật thể lạ. Triệu chứng này sẽ giảm dần. Trong trường hợp cơn đau dữ dội, kéo dài do vòng đặt không đúng vị trí, hoặc nhiễm trùng, chị em cần tới cơ sở y tế để xác định xử lý kịp thời.
- Ra huyết âm đạo kéo dài: Huyết âm đạo thường kéo dài khoảng 5-7 ngày sau khi đặt vòng. Trường hợp kéo dài trên 1 tuần, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Viêm nhiễm đường sinh dục: Biểu hiện bao gồm: đau vùng hạ vị, sốt và ra huyết âm đạo kèm mùi hôi. Chị em cần tái khám và điều chỉnh lượng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Một số biến chứng khác: Vòng rơi vào ổ bụng dẫn tới có thai ngoài tử cung, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp.