Câu hỏi tư vấn: Tôi đang gặp một vấn đề rất nhạy cảm như sau: Dạo gần đây tôi có hiện tượng bị táo bón, mỗi lần đi vệ sinh cực kì đau rát, có cảm giác bị nhói đau như vết cắt ở hậu môn, ngoài ra phân rất khô cứng và thường có máu tươi chảy ra. Tôi nghĩ mình bị trĩ nên đã kiểm tra hậu môn kỹ lưỡng, tuy nhiên không có dấu hiệu của việc tôi mắc bệnh trĩ. Tôi tâm sự với chị cùng cơ quan thì chị bảo có khả năng tôi bị nứt kẽ hậu môn vì chị cũng từng gặp phải các triệu chứng như vậy. Mong bác sỹ có thể thông tin rõ hơn cho tôi biết nứt kẽ hậu môn là gì? và phải làm sao khi mắc căn bệnh này? (Lê Thị Thu Trang-30 tuổi-BG)
Trả lời: Dựa vào những dấu hiệu bạn cung cấp, khả năng cao đúng là bạn bị nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên đây mới là chẩn đoán của chúng tôi căn cứ vào biểu hiện của bạn, để chính xác hơn bạn nên đến cơ sở y tế tin cậy để làm xét nghiệm.
Nứt kẽ hậu môn đúng như tên gọi của bệnh, là tình trạng niêm mạc tại ống hậu môn dưới vùng nếp nhăn xuất hiện vết rách nhỏ khiến người bệnh bị đau đớn mỗi lần đi đại tiện.
Nguyên nhân gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn
- Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn. Những người bị ráo bón thường có thể dạng phân to, cứng và rắn, cộng với việc người bệnh phải ra sức rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài vô tình khiến niêm mạc hậu môn khiến hậu môn chảy máu vì tổn thương, nếp gấp hậu môn bị rách tạo thành các kẽ nứt.
- Mắc bệnh lý tại hậu môn, trực tràng: những người bị trĩ, polip hậu môn, áp xe hậu môn thường có triệu chứng nứt kẽ hậu môn đi kèm. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng nứt kẽ hậu môn sẽ càng trở nên trầm trọng.
- Bị viêm nhiễm hậu môn do vệ sinh không sạch sẽ, hoặc dùng các loại giấy lau cọ xát hậu môn có mạnh khiến hậu môn bị tổn thương,lở loét là 1 trong những nguyên nhân gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn.
- Những người có thói quen không tốt như hay ngồi xổm, đi đại tiện quá lâu, vừa đi đại tiện vừa làm những việc khác như đọc báo, chơi game vô tình tạo áp lực lớn lên trực tràng, hậu môn cũng dẫn đến nứt kẽ hậu môn.
- Một số bệnh lý rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết kỵ khiến người bệnh liên tục đi đại tiện, hậu môn bị kích thích mạnh và chịu áp lực lớn có thể gây ra nứt kẽ hậu môn.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể khiến niêm mạc trong ống hậu môn bị rách, viêm nhiễm cũng như nguy cơ lây các bệnh xã hội qua đường tình dục, dẫn đến nứt kẽ hậu môn. Trường hợp này thường gặp ở đối tượng đồng tính nam.
Một số bệnh ở hậu môn nguy hiểm
- Ngứa hậu môn phải làm sao?
- Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
- Đại tiện ra máu tươi là bệnh gì?
Triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn
- Đau đớn mỗi lần đi đại tiện là triệu chứng rõ ràng nhất của căn bệnh này. Người bệnh có cảm giác nhói đau, nghiên từng cơn một như kiểu lớp niêm mạc ở hậu môn đang bị xé toạc ra. Cơn đau có thể tiếp tục kéo dài đến vài tiếng sau khi đi đại tiện và lặp lại ở những lần tiếp theo khiến người bệnh có thể mắc phải hội chứng nhịn đi đại tiện.
- Bị chảy máu tươi trong những lần đi đại tiện. Lượng máu có khi chỉ ra một ít kèm trong phân, cũng có khi ra thành từng giọt lớn.
- Sốt cũng là một triệu chứng của nứt kẽ hậu môn nếu nguyên nhân gây ra bệnh là do nhiễm khuẩn. Ngoài ra những người bị nứt kẽ hậu môn thường xuyên bị mệt mỏi, kém ăn, cơ thể suy nhược, thần kinh căng thẳng.
Cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn
Khi có dấu hiệu của bệnh nứt kẽ hậu môn người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được tư vấn phương án điều trị hiệu quả nhất, tuyệt đối không nên vì ngại ngùng mà giấu bệnh. Bệnh nứt kẽ hậu môn không được điều trị sớm sẽ khiến người bệnh bị mất nhiều máu, đau đớn trong những lần đi đại tiện, nguy hiểm hơn người bệnh có thể mắc phải hội chứng sợ đi đại tiện sẽ sinh ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Ngoài ra nứt kẽ hậu môn có thể gây ra nhiễm trùng máu, và nhiều bệnh lý ở hậu môn, trực tràng khác.
Cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn tương đối đơn giản. Thông thường người bị nứt kẽ hậu môn nhẹ được chỉ định kết hợp giữa thuốc bôi (kháng viêm, làm lành vết thương), thuốc đặt hậu môn (tăng tiết dịch hậu môn, nhuận tràng) và các loại thuốc uống chống táo bón. Tuy nhiên thuốc sẽ có một số tác dụng phụ không mong muốn nên cần dùng theo chỉ định của bác sỹ.
Trong trường hợp nứt kẽ hậu môn nặng người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật để khắc phục nhanh và an toàn nhất.
Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý trong vấn đề ăn uống như phải tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống đủ lượng nước mỗi ngày để ngăn ngừa táo bón.
Bị nứt kẽ hậu môn nên đi khám ở đâu?
Để điều trị bệnh được hiệu quả người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế có chuyên khoa hậu môn trực tràng có đầy đủ các trang thiết bị đạt chuẩn và bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Phòng khám Thái Hà cũng là một trong những địa chỉ uy tín và điều trị hiệu quả các bệnh lý hậu môn trực tràng, trong đó có bệnh lý nứt kẽ hậu môn, giúp người bệnh sớm thoát khỏi những phiền toái do bệnh gây ra.
Chắc rằng qua bài viết bạn đã biết bệnh nứt kẽ hậu môn là gì. Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Phòng Khám hậu môn trực tràng Thái Hà ở địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội hoặc gọi vào số điện thoại 0366 744 499 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.