• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế Hotline: 0966.700.166

TỨC BỤNG ĐI TIỂU NHIỀU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

TỨC BỤNG ĐI TIỂU NHIỀU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Điểm trung bình: 4.1 / 5 ( 20 lượt đánh giá )
Danh mục xem nhanh
 

    Tôi năm nay 31 tuổi, hiện đang làm công nhân may tại Khu Công Nghiệp may tại Hà Nội. Không hiểu sao mà gần 1 năm nay tôi đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, ban đêm phải dậy 3- 4 lần đi tiểu, mặc dù tôi uống rất ít nước. Khi mắc tiểu còn có cảm giác tức bụng dưới, tôi đang rất lo lắng không biết mình bị làm sao, phải chữa trị thế nào. Mong các bác sĩ cho tôi lời khuyên ạ, chứ tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất công việc và sinh hoạt của tôi. Tôi xin cảm ơn các bác sĩ thật nhiều!

    (Quỳnh Nga- Hà Nội)

    Bạn Nga thân mến! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho phòng khám. Vấn đề mà bạn gặp phải cũng là hiện tượng bệnh khá phổ biến hiện nay, thường gặp ở cả nam và nữ. Theo các chuyên gia phòng khám Thái Hà, tức bụng đi tiểu nhiều cảnh báo cơ thể bạn đang gặp phải một số vấn đề về đường tiết niệu, cần nhanh chóng khắc phục để lấy lại sức khỏe và tinh thần trong cuộc sống.

    Mặc dù đàn ông cũng có thể mắc chứng viêm nhiễm đường tiết niệu song tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh này cao hơn nhiều một phần là do thói quen, di truyền, điều kiện sức khoẻ hoặc vô vàn những nhân tố khác.

    tiểu nhiều ở nam giới

    Tức bụng đi tiểu nhiều ở nam giới là bệnh gì?

    ÍT NGƯỜI BIẾT TỨC BỤNG ĐI TIỂU NHIỀU LÀ BỆNH GÌ?

    Hiện tượng tức bụng đi tiểu nhiều cả ngày và đêm được xác định do các nguyên nhân chính nào? Và hiện tượng trên có tác động như thế nào đến sức khỏe của bạn? Sau đây là một số bệnh mà bạn cần phải lưu tâm tới.

    Hiện tượng tức bụng đi tiểu nhiều cả ngày và đêm được xác định do các nguyên nhân chính nào? Và hiện tượng trên có tác động như thế nào đến sức khỏe của bạn? Sau đây là một số bệnh mà bạn cần phải lưu tâm tới.

    *Viêm bàng quang: là nhiễm khuẩn niệu đạo thường gặp nhất, gây nên đau tức bụng dưới. Nước tiểu rất khai và đôi khi tiểu ra máu.

    *Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Bệnh nhân có biểu hiện đau bụng dưới kèm theo nước tiểu đục có mùi hôi, tiểu buốt, tiểu rắt.

    *Sỏi đường tiết niệu: Được hình thành từ những thói quen xấu trong cuộc sống, và chỉ được phát hiện khi những cơn đau quặn xuất hiện. Người bệnh có cảm giác đau đột ngột, đau dữ dội ở vùng thắt lưng, sau đó lan xuống vùng hạ bị đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục, kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu nhiều lần.

    *Sỏi thận: Hầu hết người mắc bệnh sỏi thận nhận biết bệnh qua các dấu hiệu như đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới. Nếu thay đổi tư thế hoặc cử động các cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng eo kèm theo các chứng rối loạn đường tiểu, khó chịu và mệt mỏi.

    *Viêm niệu đạo: Do nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình, đi tiểu nhiều lần kèm theo các triệu chứng như đau buốt hoặc tiểu ra máu …

    *Ung thư bàng quang: Những khối u phát triển lớn sẽ xâm lấn và chèn ép bàng quang dẫn đến tiểu nhiều lần và tiểu ra máu.

    *Ung thư vùng ngoài bàng quang: Thường gây chèn ép và kích thích bàng quang gây nên chứng đi tiểu nhiều lần kèm đau bụng dưới. 

    Ngay khi có những triệu chứng này người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa có sự thăm khám từ bác sĩ. Nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra, xác định nguyên nhân và chẩn đoán đúng bệnh, từ đó có hướng chữa trị tốt nhất.

    CÁCH CHỮA TỨC BỤNG TIỂU NHIỀU LẦN HIỆU QUẢ

    Như đã phân tích ở trên, tức bụng tiểu nhiều là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu không chữa trị sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tới tính mạng. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, để điều trị dứt điểm chứng tức bụng đi tiểu nhiều cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phương pháp phù hợp:

    -Sử dụng thuốc: Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc trị vi khuẩn (bệnh nhẹ khoảng từ 3- 4 ngày, nặng từ 10 -14 ngày). Những phụ nữ đang mang thai hoặc bị các bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như tiểu đường thường phải dùng thuốc kháng sinh lâu hơn.

    -Tiểu phẫu: Trường hợp bệnh chuyển biến nặng và thuốc kháng sinh không thể tác động được vi khuẩn như tắc nghẽn cổ bàng quang, sỏi bàng quang,.... Bệnh nhân phải tiến hành áp dụng tiểu phẫu, bên cạnh đó, bệnh nhân được hỗ trợ điều trị bằng liệu pháp bức xạ vùng xương chậu.

    CÁC CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH HIỆU QUẢ

    Để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như tránh được hiện tượng tức bụng đi tiểu nhiều hằng ngày bạn nên rèn luyện những thói quen sau:

    -Uống nhiều nước mỗi ngày: Nước ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn bằng cách cuốn chúng ra khỏi đường tiết niệu. Uống nước ép việt quất có thể ngăn cản vi khuẩn phát triển bằng cách giảm khả năng bám của vi khuẩn trên niệu đạo.

    -Giảm sự lây lan của vi khuẩn khi quan hệ tình dục. Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để đẩy vi khuẩn ra khỏi niệu đạo. Nếu bạn bị lây nhiễm nhiều lần thì nên nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh sau khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

    -Chủ động thăm khám: Khi thấy có hiện tượng tức bụng đi tiểu nhiều kèm theo các triệu chứng như nhiễm trùng thận, sốt, buồn nôn, nôn mửa và đau bên hông hoặc sau lưng. Bạn nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

    Bài viết trên đây của các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà đã cung cấp cho bạn Nga cũng như các độc giả khác những thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề tức bụng đi tiểu nhiều. Bạn đọc nếu vẫn còn những băn khoăn thắc mắc cần được giải đáp có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi theo số điện thoại tư vấn 0366 744 499, hay tới trực tiếp địa chỉ phòng khám số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.