Xét về nguy hiểm, Bệnh trĩ không quá đáng lo ngại vì rất hiếm khi có người bị tử vong vì bệnh này. Tuy nhiên bệnh trĩ lại thực sự gây rất nhiều khó chịu, bất tiện, nhức nhối, làm giảm chất lượng cuộc sống của những người không may mắc phải bệnh. Trước đây bệnh thường gặp ở người có tuổi nhưng hiện nay, độ tuổi trung bình mắc bệnh trĩ đã hạ thấp xuống dần do càng ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh trĩ.
Bệnh trĩ được chia làm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại.
- Trĩ nội chỉ trường hợp các búi trĩ xuất hiện ở bên trong ống hậu môn, chỉ khi nào bệnh nặng, trĩ sa ra ngoài hậu môn thì người bệnh mới sờ thấy được.
- Trĩ ngoại: Là hiện tượng búi trĩ hình thành ở bên ngoài, ngay gần cửa hậu môn, có thể sờ thấy được bằng tay.
So với bệnh trĩ nội, bệnh trĩ thường dễ điều trị hơn vì các búi trì nằm ngay ở bên ngoài hậu môn. Tuy nhiên vì trĩ ngoại hình thành ở ngay bên ngoài hậu môn, không thể đẩy vào bên trong được nên khiến người bệnh cảm thấy cộm vướng, khó chịu, đau đớn hơn những người bị trĩ nội.
Bệnh trĩ ngoại cũng được chia làm 4 cấp độ dựa vào mức độ phát triển của bệnh.
Trĩ ngoại độ 1: Búi trĩ hình thành ở cửa hậu môn, những ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh chưa nhiều.
Trĩ ngoại độ 2: Các búi trĩ dần trở nên ngoằn nghoèo, xoắn vào nhau.
Trĩ ngoại độ 3: Người bệnh có hiện tượng đau nhức hậu môn, chảy máu do các búi trĩ gây tắc mạch.
Trĩ ngoại độ 4: Vùng xung quanh hậu môn bị viêm loét, nhiễm khuẩn, ngứa ngáy trầm trọng.
Trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh trĩ, đây là thời điểm để chữa bệnh tốt nhất. Tuy nhiên do khi này người bệnh vẫn có thể chịu đựng được, cộng với tâm lý ngại ngùng vì bị bệnh ở khu nhạy cảm nên nhiều người đã bỏ qua cơ hội tốt này, để bệnh phát triển nặng dần lên. Lúc này người bệnh vừa phải chịu đau đớn, vừa khó khăn khi điều trị.
Vì thế khi có những dấu hiệu của bệnh trĩ, người bệnh phải ngay lập tức đi đến các bệnh viện để được kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại độ 1:
- Đi đại tiện ra máu: Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của các loại trĩ. Người bệnh có thể thấy có máu trong phân hoặc giấy vệ sinh trong những lần đi đại tiện. mặc dù bệnh trĩ ngoại độ 1 không khiến người bệnh mất máu quá nhiều như trĩ nội nhưng vẫn xảy ra, vì thế bạn không nên bỏ qua dấu hiệu nhận biết này.
- Táo bón: Táo bón là nguyên nhân và cũng là triệu chứng của bệnh trĩ. Những người bị trĩ thường gặp khó khăn khi đi đại tiện như phải rặn mạnh, rặn lâu, phân thường cứng, rắn hơn bình thường.
- Đau, khó chịu, có cảm giác cộm vướng ở hậu môn.
- Ngứa hậu môn, hậu môn ẩm ướt do dịch tiết ra nhiều.
- Hình thành búi trĩ ở bên ngoài hậu môn. búi trĩ ban đầu nhỏ bằng hạt đậu, sờ thấy được, sau phát triển to dần lên và trở nên ngoằn nghoèo.
Những câu hỏi thường gặp khi mắc phải bệnh trĩ
Cách giải quyết bệnh trĩ ngoại độ 1:
- Phương pháp nội khoa: Đây là cách điều trị bệnh trĩ ngoại độ 1 phổ biến nhất. Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định kết hợp cả thuốc uống, gel bôi, thuốc đặt hậu môn để chữa trĩ ngoại độ 1. Thuốc uống có tác dụng làm co các búi trĩ dần, gel bôi có tác dụng kháng viêm, giảm đau, cầm máu, và thuốc đặt hậu môn giúp người bệnh bớt đau rát, chảy máu khi đi đại tiện. Việc điều trị bằng thuốc yêu cầu người bệnh phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sỹ, dùng thuốc đúng liều lượng, không bỏ dở giữa chừng. Bệnh trĩ ngoại độ1 sẽ khỏi sau khoảng 3 đến 6 tháng điều trị.
- Điều trị bằng thủ thuật: Ngoài điều trị theo nội khoa, người bệnh cũng có thể khắc phục trĩ ngoại độ 1 bằng các thủ thuật như chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại. đây là các phương pháp áp dụng cho cả trĩ nội và trĩ ngoại. Cách thực hiện khá đơn giản và mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên cần được thực hiện bởi các bác sỹ tay nghề vững để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, xơ vữa động mạch sau khi thực hiện thủ thuật.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp thường áp dụng trong trường hợp trĩ nội độ 4 và trĩ ngoại nặng, ít khi trĩ ngoại độ1 phải sử dụng đến phẫu thuật.
- Ngoài ra người bệnh có thể phối hợp tự điều trị tại nhà bằng cách ngâm hậu môn trong nước muối pha loãng mỗi ngày khoảng 15 phút để sát trùng, tránh mặc quần bó sát để không cọ vào búi trĩ gây trầy xước, sau khi đi vệ sinh rửa vùng kín bằng nước sạch và lâu khô, tránh dùng giấy vệ sinh chùi mạnh vào hậu môn, ăn nhiều chất xơ như hoa quả tươi, rau xanh, uống đủ nước giúp nhuận tràng, chống táo bón hiệu quả.
Trên đây là một số điều các bạn cần biết về bệnh trĩ ngoại độ 1 và cách giải quyết khi rơi vào trường hợp này. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn, nếu còn lo lắng hãy gọi trực tiếp tới số 0366 744 499 để được tư vấn.