• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế Hotline: 0966.700.166

CHÍCH BAO QUY ĐẦU, NÊN HAY KHÔNG?

CHÍCH BAO QUY ĐẦU, NÊN HAY KHÔNG?
Điểm trung bình: 4.1 / 5 ( 27 lượt đánh giá )
Danh mục xem nhanh
 
    Theo số liệu thống kê gần đây, có tới gần 90% trẻ nam bị hẹp bao quy đầu. Tuy nhiên, hầu hết cha mẹ đều không nhận biết được dấu hiệu trẻ bị chít hẹp, hay không muốn cho trẻ đi chích bao quy đầu.

    NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM

    Chị Lê Hằng (32 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) thấy đầu chim của con bị đỏ, sưng đau khi đi tè đã rất nhiều lần đưa bé đi thăm khám và đều được các bác sĩ khuyên chích. Tuy nhiên vì nghe theo lời khuyên của ông bà và rất nhiều bạn bè khác nữa nói rằng: “Không việc gì phải đi chích bao quy đầu cho con mình bị đau”, rồi thì “Trẻ con, đứa nào chẳng bị hẹp bao quy đầu. Ở nông thôn, có đứa trẻ nào phải đi chích, mà vẫn lớn lên, lấy vợ, sinh con đẻ cái như thường” nên chị chần chừ chưa dám cho bé chích bao quy đầu.

    Khi nhỏ, cha mẹ không ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh, không cho trẻ đi chích bao quy đầu. Đến khi lớn, nhiều người vì xấu hổ không dám đi phẫu thuật mà không có được hạnh phúc trọn vẹn khi lập gia đình.

     

    MỐI NGUY HẠI TIỀM ẨN

    Đa số trẻ hẹp bao quy đầu sinh lý, "bao da" vẫn bọc ngoài quy đầu mà không cản trở việc đi tiểu nhưng đến 1-2 tuổi quy đầu không lộ ra là hẹp bao quy đầu. Nếu trẻ có dấu hiệu bí tiểu, hay khi đi tiểu thì khóc thét và bao quy đầu căng phồng như bong bóng thì có thể cháu bị hẹp bao quy đầu thật sự.

    Hẹp bao quy đầu nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng nước tiểu, lâu ngày sẽ gây viêm nhiễm. Hậu quả lâu dài có thể dẫn tới viêm đường tiết niệu hoặc ảnh hưởng tới thận, thậm chí gây khó khăn trong quan hệ tình dục sau này. Nguy hiểm hơn, đó là nhiều người bị ung thư dương vật, phải cắt bỏ hoàn toàn “cậu nhỏ” cũng vì nguyên nhân hẹp bao quy đầu bẩm sinh.

     

    ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ HỮU HIỆU?

    Vì thế, theo các bác sĩ, nếu trẻ hẹp bao quy đầu, cha mẹ nên tin tưởng nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Vì không phải trường hợp nào cũng cần tách, có những trường hợp, nếu người mẹ vệ sinh bao quy đầu sạch sẽ cho trẻ dần dần tình trạng này sẽ khỏi. Khi tắm cho trẻ, bố mẹ nên rửa và lộn bao quy đầu cho con.

    Nếu thấy khó lộn hoặc bao quy đầu bị dính lại, trẻ hay gãi ngứa ở đầu dương vật, đi tiểu tiện đau buốt, thấy đầu dương vật sưng đỏ, hoặc khi nhìn thấy có những nốt hay cục màu trắng ngà nằm ở trong bao quy đầu… thì nên đưa trẻ đi khám và yên tâm nghe theo chỉ định của bác sĩ.

    Việc xử lý hẹp bao quy đầu cần thực hiện càng sớm càng tốt (1- 2 tuổi) và muộn nhất là trước tuổi dậy thì. Nếu để quá tuổi trưởng thành mới can thiệp, bao quy đầu sẽ khó bóc tách hết, chưa kể những trường hợp đã có biến chứng xơ chai hoặc ung thư do “tù hãm” quá lâu.

    Hi vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề có nên chích bao quy đầu hay không? Nếu còn bất cứ thắc mắc, cần được tư vấn và giải đáp về các bệnh lý liên quan đến bao quy đầu, người bệnh có thể liên hệ theo số hotline 0366 744 499 hoặc chat trực tuyến với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời, miễn phí mọi vấn đề. Hoặc có thể tới trực tiếp phòng khám tại địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để được trực tiếp các bác sĩ tư vấn, thăm khám.