• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu nhất Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0966.700.166

Cơ chế đại tiện

Phân sau khi tiến vào trực tràng và tích được một lượng nhất định, thông qua cơ quan cảm giác dẫn tới phản xạ “mót vệ sinh”, khiến lực căng của cơ trơn giảm, cơ mu trực tràng giãn ra, cơ sàn chậu cơ vân được thả lỏng, hình thái đáy chậu giống như cái phễu, áp lực vùng bụng đồng thời gia tăng để đẩy phân ra ngoài.

NHƯ THẾ NÀO THÌ GỌI LÀ ĐẠI TIỆN KHÓ?

Đại tiện là một quá trình sinh lý phức tạp và có sự tham gia của nhiều bộ phận chức năng. Đại tiện khó là một trong các triệu chứng thuộc nhóm hậu môn-trực tràng. Là hiện tượng bất thường trong quá trình tiêu hóa khi phân khó đẩy ra ngoài, gây bức bí căng thẳng.

ĐẠI TIỆN KHÓ VÀ TÁO BÓN CÓ GIỐNG NHAU?

Điểm khác nhau cơ bản giữa đại tiện khó và táo bón.

Đại tiện khó

Khi đi đại tiện phân không khô

không phải do phân khô gây nên

số lần đi đại tiện chưa chắc đã ít

Nguyên nhân khó xác định

Táo bón

Khi đi đại tiện phân khô rắn

dễ gây đau đớn

khoảng thời gian đi đại tiện kéo dài

nhóm nguyên nhân có thể xác định

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐẠI TIỆN KHÓ

Hệ tiêu hóa

Do ảnh hưởng của các bệnh như u đường ruột lành tính, ác tính, hẹp đường ruột, dính ruột, tắc ruột gây cản trở việc bài tiết phân...

Các bệnh về đại tràng

Gồm các bệnh như viêm kết tràng, đường ruột, co thắt đại tràng gây rối loạn khiến phân không thể ra ngoài được.

Lạm dụng thuốc

Việc quá lạm dụng một số loại thuốc khiến khả năng nhuận tràng bị suy giảm, lượng phân trong đường ruột không đủ, không sản sinh được phản xạ đại tiện.

Ngồi nhiều

Ít vận động đang trở thành nguyên nhân chính khiến nhiều dân văn phòng đang đứng trước nguy cơ gặp khó khăn trong việc đại tiện.

Nhịn đại tiện

Nhịn đi đại tiện trong một thời gian dài sẽ làm cho đường ruột bị mẫn cảm với phân và có thể dẫn đến tình trạng đại tiện khó.

Cơ thể thiếu chất xơ

Việc ăn ít hoa quả, rau xanh hằng ngày cũng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

ĐẠI TIỆN KHÓ GÂY ẢNH HƯỞNG RA SAO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Khi đại tiện có cảm giác đi không hết phân, phân không khô nhưng lại khó ra.

Lượng đại tiện ít và thưa: 2-3 ngày/lần thậm chí 1 tuần/lần. Khi đi cảm giác rất bức bí, khó chịu, hoặc có biểu hiện buồn mà không thể đi được.

Có hiện tượng chảy máu do phải rặn quá nhiều.

Cảm giác khó chịu mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, ngủ không ngon giấc.

Khi đi đại tiện phải dùng sức để rặn, cảm giác như đại tràng bị phình to, đại tiện không hoàn toàn hoặc phải dùng tới tay để hỗ trợ.

Người bệnh căng thẳng sau mỗi lần đi đại tiện.

Căng trướng bụng dưới, căng tức hậu môn.

Khi đại tiện có cảm giác đi không hết phân, phân không khô nhưng lại khó ra.

Khi đi đại tiện phải dùng sức để rặn, cảm giác như đại tràng bị phình to, đại tiện không hoàn toàn hoặc phải dùng tới tay để hỗ trợ.

Lượng đại tiện ít và thưa: 2-3 ngày/lần thậm chí 1 tuần/lần. Khi đi cảm giác rất bức bí, khó chịu, hoặc có biểu hiện buồn mà không thể đi được.

Người bệnh căng thẳng sau mỗi lần đi đại tiện.

Có hiện tượng chảy máu do phải rặn quá nhiều.

Căng trướng bụng dưới, căng tức hậu môn.

Cảm giác khó chịu mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, ngủ không ngon giấc.

ĐẠI TIỆN KHÓ GÂY ẢNH HƯỞNG RA SAO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Gây trở ngại tâm lý
Người bệnh luôn luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, thiếu tự tin, bồn chồn, không thể tập trung ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sinh hoạt.

Làm xuống sắc
Đại tiện khó, táo bón lâu ngày khiến cho các vật chất có hại lại bị hấp thu vào máu, khiến da dẻ thô ráp, mất mịn màng, hình thành mụn, sắc tố thâm, tàn nhang phát tán..

Gây bệnh trĩ
Do phải rặn nhiều trong khi đại tiện, khiến áp lực tại trực tràng gia tăng, cản trở và gián đoạn hồi lưu ở tĩnh mạch, khiến lớp đệm hậu môn sưng phồng do sung huyết và bị xê dịch, lâu ngày gây trĩ.

Gia tăng mức độ bệnh tật
Ở người bệnh cao tuổi mắc bệnh tim mạch kèm đại tiện khó, khi đại tiện dùng sức rặn quá nhiều dễ khiến huyết áp tăng cao, sức lực tiêu hao lớn, gây đột quỵ, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Thoát vị thành bụng
Khi cố rặn, áp lực vùng bụng tăng cao, khiến cho các tạng từ trong xoang bụng (thường là ruột non) di chuyển ra phía ngoài thành bụng, gây thoát vị thành bụng.

PHÒNG TRÁNH ĐẠI TIỆN KHÓ – NHỮNG CÁCH NÀO CHO BẠN

Dưới đây là một số lời khuyên cách phòng tránh và điều trị bệnh mà bác sĩ của phòng khám đa khoa Thái Hà khuyên bạn.

Chế độ ăn uống

Ăn nhiều chất xơ

Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ có cám lúa mì,... các loại hoa quả chứa hàm lượng pectin phong phú có xoài, chuối,… Tuy nhiên cần chú ý, các loại quả xanh trái lại sẽ khiến chứng táo bón trầm trọng hơn.

Bổ sung nước

Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ có cám lúa mì,... các loại hoa quả chứa hàm lượng pectin phong phú có xoài, chuối,… Tuy nhiên cần chú ý, các loại quả xanh trái lại sẽ khiến chứng táo bón trầm trọng hơn.

Cung cấp đủ lượng vitamin

Thực phẩm chứa vitamin nhóm B có tác dụng thúc đẩy tiết dịch tiêu hóa, duy trì và thúc đẩy nhu động ở ruột, có lợi cho việc bài tiết. Các chất này thường có trong ngũ cốc, men, đậu và các chế phẩm từ chúng. Axit folic thì hay có trong rau xanh, rau chân vịt, bắp cải,…

Tăng cường bổ sung thực phẩm dễ sinh khí

Thực phẩm chứa vitamin nhóm B có tác dụng thúc đẩy tiết dịch tiêu hóa, duy trì và thúc đẩy nhu động ở ruột, có lợi cho việc bài tiết. Các chất này thường có trong ngũ cốc, men, đậu và các chế phẩm từ chúng. Axit folic thì hay có trong rau xanh, rau chân vịt, bắp cải,…

Tăng cường bổ sung chất béo

Dầu thực vật có tác dụng nhuận tràng, hơn nữa còn phân giải axit béo trong thực phẩm, có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nhân hạt quả khô như hạnh nhân, hạt đào, các loại hạt dưa, v.v.. đều có tác dụng nhuận tràng tốt.

Ăn uống có chừng mực

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả có chứa hàm lượng vitamin phong phú, không uống nhiều rượu, không ăn nhiều đồ cay nóng, thực phẩm có tính nóng và kích thích.

Về thói quen sinh hoạt

Hình thành thói quen đi vệ sinh đúng giờ
Tốt nhất là nên đi vệ sinh vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, nếu ngồi xổm thì không nên ngồi lâu, đi sạch thì đứng lên ngay. Từ bỏ thói quen chơi game, đọc sách báo khi đi vệ sinh.

Chọn đồ phải hợp lý
Đồ lót nên chọn vải chất liệu cotton mềm và mỏng, không nên dùng loại vải tổng hợp, thô ráp. Giấy vệ sinh tốt nhất nên dùng loại mỏng, mềm và nhăn đều. Không nên dùng các loại giấy báo.

Vệ sinh hậu môn hàng ngày
Một ngày nên rửa hậu môn ít nhất 2 lần, 1 lần sau khi đi đại tiện, và một lần trước khi đi ngủ để tránh làm bẩn đồ lót, gây viêm nhiễm.

Tránh lạm dụng thuốc sổ
Thuốc sổ dùng nhiều sẽ làm giảm sự mẫn cảm ở đường ruột, khiến cơ thể nhờn với một số loại thuốc sổ, gây táo bón.

BẢN ĐỒ

Đường đi tới phòng khám Thái Hà

x
close
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám